Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

CV - LÀM THẾ NÀO THU HÚT NHÀ TUYỂN DỤNG VỚI CV MÀ BẠN GỬI ĐI


THU HÚT NHÀ TUYỂN DỤNG VỚI CV HOÀN CHỈNH, THÚ VỊ VÀ CHẤT LƯỢNG.

CV được hiểu một cách đơn giản là một bản sơ yếu lý lịch tổng quát và chi tiết về bạn – người ứng tuyển, là những điều mà bạn muốn thể hiện, muốn cho người tuyển dụng thấy được, biết được về bạn.
Sau đây tôi xin đưa ra cho bạn một số lưu ý khi viết CV.
1.      Thông tin cá nhân:
Phần này thường bao gồm họ tên, mail, số điện thoại, địa chỉ,...
Một điểm cần lưu ý là bạn nên ghi tên mình bằng tiếng việt có dấu, điều này sẽ tránh gây khó khăn cho nhà tuyển dụng và người liên hệ phỏng vấn bạn.
Một ví dụ đơn giản như bạn ghi trong CV tên mình là Thuy thì người tuyển dụng sẽ không biết chính xác tên bạn là Thùy, Thủy hay Thúy,... điều này sẽ gây nên bất lợi cho bạn.
Một điểm lưu ý khác đó chính là tên địa chỉ email của bạn. Tên mail nên ngắn gọn thường bao gồm tên bạn và một số chữ viết tắc cho điều gì đó, làm ơn tránh dùng các tên mail thời “trẻ trâu” như là congchuabongbong, langtudeptrai, anhhungdatnui,...
Chỉ một cái tên mail thôi cũng sẽ thể hiện tính cách và con người bạn, dù chỉ là tiểu tiết nhưng nó rất quan trọng trong việc tạo cảm tình cũng như sẽ làm mất điểm bạn trong mắt nhà tuyển dụng.
2.      Mục tiêu nghề nghiệp:
Trong mục này các bạn nên ghi các mục tiêu ngắn hạn trong 2-3 năm.
Ví dụ như tôi muốn làm trong lĩnh vực marketing về mảng..., hay tôi muốn là nhân viên kế toán phong phòng ban của công ty...,...
Nên trách ghi các mục tiêu dài hạn và “ xa vời ” như tôi muốn mình trở thành kinh doanh trong vòng 5 năm tới, tôi muốn tiến đến mục tiêu làm giám đốc nhân sự,...
Điều này sẽ gây bất lợi cho bạn trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn làm thế nào để đạt được mục tiêu đó và nếu không có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng và một câu trả lời khôn ngoan thì bạn sẽ bị mất điểm hoàn toàn trong mắt nhà tuyển dụng.
3.      Học vấn:
Ở mục này bạn sẽ ghi bạn tốt nghiệp ở trường nào, ngành gì, đặc biệt nhớ ghi chi tiết và chính xác khoá học, năm tốt nghiệp.
Các bằng cấp chứng nhận khác mà bạn có, nhưng lưu ý chỉ nên ghi những thứ có liên quan đến công việc mà bạn đăng kí tuyển dụng, ghi những điều sẽ tạo nên lợi thế cho bạn, trách ghi quá nhiều bằng cấp nhưng chẳng liên quan gì, và không nên scan quá nhiều giấy tờ bằng cấp vào CV, những thứ đó bạn chỉ cần chuẩn bị và đưa ra trong buổi phỏng vấn nếu người tuyển dụng yêu cầu.
4.      Kinh nghiệm:
Bạn nên ghi hết sức chi tiết về phần này.
Bạn đã từng đi làm thêm, nên ghi rõ bạn làm thêm ở vị trí nào, làm ở đâu, thời gian...
Bạn đã từng tham gia tổ chức các event ở trường, vậy bạn làm ở bộ phận nào, đảm nhận vị trí gì, dưới bạn có bao nhiêu người, quy mô của sự kiện,...
Mọi thứ phải thật rõ ràng và chi tiết.
5.      Hoạt động ngoại khoá:
Cũng tương tự như phần kinh nghiệm, bạn nên ghi rõ ràng từng hoạt động.
6.      Sở thích:
Đây là một phần không nhất thiết phải có, nhưng bạn có thể thêm vào nếu thấy nó có lợi cho bạn, nên nhớ “tốt khoe, xấu che”.
Ví dụ như bạn muốn đăng kí làm trợ giảng tiếng anh, thì bạn ghi trong phần ở thích là tôi thích nghe nhạc, đọc sách tiếng Anh, thì ok nó rất tốt.
Trách ghi những thứ như là tôi thích ăn những món ngon, thích đi du lịch vòng quanh thể giới,... Những điều đó hoàn toàn vô nghĩa và chẳng đem lại thông tin gì cho nhà tuyển dụng cả.

v Một số lưu ý khác:
-         Một CV nên có khoảng 2 trang là hợp lý nhất, đừng viết ngắn quá và cũng đừng nên lang mang dài dòng lên đến mười mấy trang. Bởi lẽ người tuyển dụng chỉ dành râ 1 khoảng thời gian nhất định để đọc các CV gửi đến, nếu bạn viết quá nhiều, họ sẽ ngần ngại và để CV của bạn lại đọc sau và lúc này bạn đã mất đi cơ hội.
-         Khi gửi CV đến nơi tuyển dụng, bạn không nên nén file, bởi lẽ khi bạn nén file thì tức là người tuyển dụng muốn đọc CV của bạn học sẽ phải giải nén, điều này tạo nên sự cản trở. Có những nhà tuyển dụng họ sẽ sử dụng những khoản thời gian rảnh để đọc CV của bạn, ví dụ lúc họ đang ngồi trên xe và họ đọc CV bằng điện thoại, nếu bạn nén file thì điện thoại đâu thể giải nén, lúc này bạn hoàn toàn bất lợi và đang đánh mất cơ hội của mình.
-         Mail của bạn cần phải có tiêu đề, tên mail nên ghi rõ họ tên và vị trí ứng tuyển của bạn.
Trên đây là một số lưu ý mà tôi chia sẽ cho các bạn, còn nhiều điểm lưu ý khác mà các bạn sẽ tự thấy được khi viết nhiều CV, đừng ngại việc bị từ chối, hãy cứ viết CV và gửi đi bạn sẽ nhận được những lời góp ý và những kinh nghiệm quý giá, khó có ai mà thành công ngay lần đầu tiên thử cả, nên bạn hãy cứ cố gắng và nỗ lực hết mình.
Chúc bạn may mắn và thành công !






0 nhận xét:

Đăng nhận xét